Thứ Năm , Tháng Ba 28 2024

Tuổi xế chiều hơn nhau ở việc giữ 1 thứ này, có được ắt yên ổn

Người xưa có câu: “Không quan trọng ta kiếm được bao nhiêu tiền, quan trọng là ta tiết kiệm được bao nhiêu”. Thế nhưng trên thực tế, không phải ai cũng hiểu được chân lý này. Nhiều người có thói quen sống hưởng thụ, không nghĩ tới những khó khăn, khổ sở sau này nếu như trong túi không còn tiền. Vì thế, họ rơi vào cảnh túng thiếu khi sức lao động suy giảm.

Có lẽ đó cũng là câu chuyện của bác Shi – người phụ nữ Trung Quốc năm nay 54 tuổi. Chỉ khi đã ở ngưỡng trung niên, bác Shi mới nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Bài viết về người phụ nữ này được đăng tải trên diễn đàn Toutiao đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ người dùng mạng, nhiều người nhận thấy bản thân mình trong câu chuyện ấy.

Trước tuổi 50, bác Shi làm công việc kinh doanh giày dép. Sau 12 năm buôn bán, ăn nên làm ra, người phụ nữ này cũng đủ tiền lo cho con cái ăn học đàng hoàng. Chồng bác Shi là 1 thuyền viên, ông làm việc tự do nên không có lương hưu, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Tuy nhiên, bác Shi không đặt nặng vấn đề này. Bác vẫn luôn nghĩ rằng thu nhập hồi còn trẻ đủ để cuộc sống về già dư dả, hạnh phúc.

Tuy nhiên, người phụ nữ này lại mơ mộng 1 cuộc sống nghỉ hưu sớm. Những ngày mở quán, dù nhiều khách tới ủng hộ và quán làm ăn phát đạt nhưng bác Shi luôn mong tới ngày mình 50 tuổi để nghỉ hưu. Bác quyết định chỉ làm việc tới 50 tuổi và dành khoảng thời gian còn lại để làm mọi điều mình thích, nghỉ ngơi và dưỡng già.

Tới thăm nhà bạn thân, tôi hối hận vì mình “rỗng túi”: Thì ra tuổi xế chiều hơn nhau ở việc giữ 1 thứ này, có được ắt yên ổn - Ảnh 1.

Và quả thật, từ khi bước sang tuổi 50, bác Shi đã không còn kinh doanh nữa. Thay vào đó, bác ở nhà tận hưởng cuộc sống nhàn hạ, tự do tự tại. Lúc này, cả chồng và các con đều khuyên bác Shi nhận những công việc đơn giản và vừa sức để làm.

Thứ nhất việc này mang lại thu nhập, giúp bác không phải sống phụ thuộc vào ai. Thứ 2, khi làm việc, vận động, con người ta sẽ khỏe khoắn, linh hoạt hơn. Nếu chỉ quanh quẩn ở nhà mãi, sức khỏe bác Shi chắc chắn cũng suy giảm.

Tuy nhiên, người phụ nữ này lại rất tức giận khi nghe lời khuyên của chồng con. Bác chỉ nghĩ rằng sau nhiều năm vất vả, đây là lúc bác nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống, thế mà lại bị chồng con phản đối.

Tình cờ 1 hôm khi đang xem tivi, bác Shi nhận được tin nhắn từ 1 người bạn cũ, hỏi bác có rảnh không, nếu rảnh thì qua nhà chơi. Đang lúc rảnh rỗi, bác Shi nhận lời qua thăm nhà bạn cũ.

Đi theo địa chỉ ghi sẵn, tới nơi bác Shi choáng váng vì căn hộ của người bạn này ở khu toàn người giàu có. Lúc này, bạn thân bác Shi mới tiết lộ: “Đây là căn hộ vợ chồng tôi mua riêng cho con cái, ai dè nhà trai có sẵn nhà nên chúng tôi sống ở đây luôn”.

Nghe xong, bác Shi hết sức bất ngờ. Bác bèn hỏi: “Thế căn nhà cũ của vợ chồng bạn thì sao, 2 người bán nó để mua căn hộ này nhỉ?” Người bạn đáp: “Chúng tôi không bán, tôi để cho thuê rồi. Còn tiền mua căn hộ cho con gái là từ tiền tích góp của 2 vợ chồng. Chúng tôi làm ngày làm đêm để dồn tiền mua nhà cho các con”.

Lúc này bác Shi hơi chột dạ. Người bạn còn nói thêm: “Tôi chỉ có 1 con gái nên đã lo xong xuôi cho con, giờ tận hưởng tuổi già thôi. Còn bạn có đến 2 đứa con, 1 trai, 1 gái, bạn đã chuẩn bị chút vốn liếng để tổ chức đám cưới và hỗ trợ các con khi lập gia đình chưa”. 

Nói tới đây, quả thật bác Shi không thể nói gì. Trước nay người phụ nữ này chưa hề nghĩ tới, chỉ cho rằng sau này con trai kết hôn sẽ sống chung với mình nên cũng không lo lắng gì.

Tới khi con trai kết hôn, người phụ nữ 54 tuổi cũng không còn tiền tiết kiệm để lo chu toàn công việc cho con. Toàn bộ tiền tổ chức đám cưới, lễ vật gửi cho nhà gái… đều do con trai bác Shi lo toan. Sau khi con kết hôn, bác Shi cũng không có chút vốn hỗ trợ con để phát triển sự nghiệp. 

Nghĩ tới đây, bác Shi nhận ra mình chưa làm tròn trách nhiệm của người mẹ. Vì không có tiền tiết kiệm nên bác cũng chẳng thể nào hỗ trợ con về mặt tài chính dù con trai cũng không dư dả, giàu có gì.

Trong khi đó, con gái út của bác Shi cũng đã chuẩn bị tính tới chuyện kết hôn. Bác vẫn chỉ nghĩ tới việc mình nghỉ làm và tận hưởng tuổi già, không tính tới chi phí tổ chức đám cưới của con. Trước khi gặp người bạn cũ và nghe người này tâm sự, bác Shi không hề nhận ra mình đã vô tâm, trong khi bạn mình hết lòng, dốc sức vì con.

Chưa kể, bác Shi đã nghỉ việc từ lâu, không có thu nhập đều đặn như trước. Thậm chí sau này ốm đau, bệnh tật, bác cũng không thể tự lo cho mình, có khi lại dựa dẫm vào con cái. Lúc này, người phụ nữ 54 tuổi lo sợ và hối hận, sợ 1 ngày sẽ trở thành gánh nặng cho các con.

Tới thăm nhà bạn thân, tôi hối hận vì mình “rỗng túi”: Thì ra tuổi xế chiều hơn nhau ở việc giữ 1 thứ này, có được ắt yên ổn - Ảnh 2.

Nhìn người bạn cũ, nhờ nỗ lực làm việc mà nay có 2 căn nhà, con gái cũng có cuộc sống ổn định, bác Shi hối hận. Người phụ nữ này cũng nhận ra sự khác biệt giữa người có tiền và người “rỗng túi” khi tuổi già chuẩn bị ập tới. Trong khi người bạn cũ chẳng phải lo lắng về tài chính thì bác Shi lại chẳng có gì trong tay.

Càng có tuổi, chúng ta càng cần tiết kiệm tiền để phòng thân. Khi không còn sức khỏe để làm việc, tốt nhất mỗi người phải có 1 chút tiền tiết kiệm để lo toan cuộc sống. Khi giữ được tiền, cuộc sống trung niên, xế chiều của chúng ta ắt sẽ yên ổn hơn.

Theo Toutiao

 

Theo Trí thức trẻ

Nên xem

Người trẻ chọn quà Tết “kiểu mới” cho cha mẹ

“Gu” chọn quà Tết của người trẻ năm nay đã thay đổi. Họ nỗ lực và cố gắng hơn để dành cho cha mẹ và chính bản thân mình món quà có giá trị thiết thực như cuốn sổ tiết kiệm, chỉ vàng hay gói bảo hiểm nhân thọ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *