Thứ Năm , Tháng Ba 28 2024

Trước giờ “G” thi tuyển sinh lớp 10, cô giáo dặn dò những điều cần nhớ khi làm bài môn Ngữ Văn, thí sinh lưu ý để đạt điểm tốt nhất

Theo lịch thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm học 2021 – 2022, ngày 12/6, các học sinh sẽ bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn.

Dưới đây là phần chia sẻ cũng như những lưu ý của cô Khắc Mai Xuân, giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội), dành cho những thí sinh chuẩn bị thi tuyển sinh lớp 10.

Trước giờ "G" thi tuyển sinh lớp 10, cô giáo dặn dò chi tiết những điều cần nhớ khi làm bài môn Ngữ Văn, thí sinh lưu ý để đạt điểm tốt nhất - Ảnh 1.

Cô Khắc Mai Xuân, giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội).

Cô Xuân chia sẻ: “Các bạn 2k6 là lứa học trò đặc biệt trong một hoàn cảnh rất đặc biệt của lịch sử. Các con đã được “gian nan rèn luyện” như vậy “ắt thành công”. Chúc các con chiến thắng chính mình trong kì thi sắp tới!”.

1. Nhận đề

Đọc kỹ toàn bộ đề, gạch chân từ khóa ở mỗi câu hỏi.

Ghi nhanh, ngắn gọn câu trả lời ra bên lề đề thi.

2. Làm bài

* Ghi rõ Phần I/II, Câu 1/2/3… Giữa các câu cần viết thật thoáng (có thể cách 1 dòng giữa các câu trả lời).

a. Dạng câu hỏi đọc hiểu: Xác định đúng trọng tâm của câu đọc hiểu bằng cách gạch chân từ khóa trong đề. Trả lời đúng trọng tâm. Không dài dòng lan man. Câu đọc hiểu thường xoay quanh các dạng:

Câu hỏi về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, phương thức, thể loại…

Câu hỏi về phương diện nghệ thuật: như biện pháp tu từ, nét đặc sắc trong cách diễn đạt…

Câu hỏi về phương diện nội dung: như giải nghĩa, nêu ý nghĩa…

Câu hỏi liên hệ: từ tác phẩm này liên hệ tới một tác phẩm khác đã học.

Trước giờ "G" thi tuyển sinh lớp 10, cô giáo dặn dò chi tiết những điều cần nhớ khi làm bài môn Ngữ Văn, thí sinh lưu ý để đạt điểm tốt nhất - Ảnh 2.

Trả lời ngắn gọn, sử dụng các dấu gạch đầu dòng trước mỗi ý trả lời. (Ảnh minh họa)

Lưu ý:

– Trả lời ngắn gọn, sử dụng các dấu gạch đầu dòng trước mỗi ý trả lời.

– Tên tác giả, tên văn bản: Viết đúng chính tả, lưu ý chữ nào viết hoa, chữ nào viết thường. Tên văn bản phải viết hoa chữ cái đầu và để trong dấu ngoặc kép.

– Năm sáng tác: Viết cẩn thận, rõ ràng các con số.

Ở dạng câu hỏi về biện pháp tu từ:

– Cần gọi tên và xác định rõ biện pháp tu từ được thể hiện ở từ ngữ nào.

– Nêu tác dụng của biện pháp tu từ: Cần nêu rõ tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung, trong việc diễn đạt và thể hiện tư tưởng, tình cảm, tài năng của tác giả (thể hiện khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng thế nào, bộc lộ thái độ, tình cảm nào…).

b. Dạng bài viết đoạn văn nghị luận văn học:

– Cần lập dàn ý ngắn gọn trước khi viết.

– Viết chính xác kiểu đoạn (0.5đ).

– Thực hiện đúng, đầy đủ yêu cầu vận dụng tiếng Việt: Có gạch chân, chú thích rõ ràng ở cuối đoạn, đúng yêu cầu. Cần thực hiện ngay trong những câu đầu đoạn văn, đảm bảo tuyệt đối chính xác. (0.5-1.0đ).

– Trình bày sạch sẽ, không gạch xoá, không bổ sung, đúng chính tả, ngữ pháp (0.5đ).

– Nội dung:

Bám sát yêu cầu của đề bài.

Diễn đạt mạch lạc: nêu ý nhỏ – phân tích dẫn chứng – chốt ý – chuyển ý.

Nghị luận về thơ: phân tích, giảng giải từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, chú ý làm rõ tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung; nhận xét về cảm xúc và tài năng của nhà thơ.

Chú ý dung lượng: 12 câu văn = ¾ trang giấy thi.

c. Dạng câu nghị luận xã hội, cần xác định đúng trọng tâm đề bài yêu cầu; vận dụng linh hoạt dàn ý chung theo yêu cầu của đề bài.

– Nêu rõ ràng, trực tiếp ý kiến, quan điểm của bản thân. Chú ý dạng đề mở: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?

– Luôn ghi nhớ có phần liên hệ bản thân ở cuối đoạn.

Trước giờ "G" thi tuyển sinh lớp 10, cô giáo dặn dò chi tiết những điều cần nhớ khi làm bài môn Ngữ Văn, thí sinh lưu ý để đạt điểm tốt nhất - Ảnh 2.

Cần xác định đúng phạm vi và dung lượng bài làm mà đề bài yêu cầu. Chỉ tập trung bàn luận xoay quanh phạm vi đó. (Ví dụ: đề bài hỏi về ý nghĩa thì không lan man ở các biểu hiện, hay đề bài hỏi về cách làm như thế nào thì tránh bàn luận nhiều về ý nghĩa…).

3. Những điều cần tránh

– Không đọc kĩ đề bài, không gạch chân từ khóa trong đề. Không soát lại bài.

– Bỏ/ không trả lời/ không làm. Ngay cả khi không chắc chắn về câu trả lời, vẫn ghi câu trả lời vào bài theo suy nghĩ của mình.

– Tránh việc trả lời lan man, dài dòng, không đúng trọng tâm, thừa thông tin (ở câu đọc hiểu).

– Tránh trả lời chung chung, sơ sài ở những câu nêu tác dụng, ý nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ…

– Tránh viết tắt, viết ẩu.

– Tránh gạch xóa nhiều. Tránh bổ sung, chêm xen.

– Viết quá dài so với dung lượng đề bài cho phép. (12 câu = ¾ trang giấy thi).

4. Phân chia thời gian làm bài: 90 phút

– Đọc và soát đề: 5 phút đầu.

– Làm các câu đọc hiểu (chiếm khoảng 45% tổng điểm): khoảng 20 phút.

– Làm câu viết đoạn văn nghị luận văn học (chiếm 35% tổng điểm): khoảng 40 phút.

– Làm câu viết đoạn văn nghị luận xã hội (chiếm 20% tổng điểm): khoảng 20 phút.

– Kiểm tra lại bài: 5 phút cuối.

Theo lịch thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm học 2021 – 2022, ngày 12/6, các học sinh sẽ bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn.

Dưới đây là phần chia sẻ cũng như những lưu ý của cô Khắc Mai Xuân, giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội), dành cho những thí sinh chuẩn bị thi tuyển sinh lớp 10.

Trước giờ "G" thi tuyển sinh lớp 10, cô giáo dặn dò chi tiết những điều cần nhớ khi làm bài môn Ngữ Văn, thí sinh lưu ý để đạt điểm tốt nhất - Ảnh 1.

Cô Khắc Mai Xuân, giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội).

Cô Xuân chia sẻ: “Các bạn 2k6 là lứa học trò đặc biệt trong một hoàn cảnh rất đặc biệt của lịch sử. Các con đã được “gian nan rèn luyện” như vậy “ắt thành công”. Chúc các con chiến thắng chính mình trong kì thi sắp tới!”.

1. Nhận đề

Đọc kỹ toàn bộ đề, gạch chân từ khóa ở mỗi câu hỏi.

Ghi nhanh, ngắn gọn câu trả lời ra bên lề đề thi.

2. Làm bài

* Ghi rõ Phần I/II, Câu 1/2/3… Giữa các câu cần viết thật thoáng (có thể cách 1 dòng giữa các câu trả lời).

a. Dạng câu hỏi đọc hiểu: Xác định đúng trọng tâm của câu đọc hiểu bằng cách gạch chân từ khóa trong đề. Trả lời đúng trọng tâm. Không dài dòng lan man. Câu đọc hiểu thường xoay quanh các dạng:

Câu hỏi về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, phương thức, thể loại…

Câu hỏi về phương diện nghệ thuật: như biện pháp tu từ, nét đặc sắc trong cách diễn đạt…

Câu hỏi về phương diện nội dung: như giải nghĩa, nêu ý nghĩa…

Câu hỏi liên hệ: từ tác phẩm này liên hệ tới một tác phẩm khác đã học.

Trước giờ "G" thi tuyển sinh lớp 10, cô giáo dặn dò chi tiết những điều cần nhớ khi làm bài môn Ngữ Văn, thí sinh lưu ý để đạt điểm tốt nhất - Ảnh 2.

Trả lời ngắn gọn, sử dụng các dấu gạch đầu dòng trước mỗi ý trả lời. (Ảnh minh họa)

Lưu ý:

– Trả lời ngắn gọn, sử dụng các dấu gạch đầu dòng trước mỗi ý trả lời.

– Tên tác giả, tên văn bản: Viết đúng chính tả, lưu ý chữ nào viết hoa, chữ nào viết thường. Tên văn bản phải viết hoa chữ cái đầu và để trong dấu ngoặc kép.

– Năm sáng tác: Viết cẩn thận, rõ ràng các con số.

Ở dạng câu hỏi về biện pháp tu từ:

– Cần gọi tên và xác định rõ biện pháp tu từ được thể hiện ở từ ngữ nào.

– Nêu tác dụng của biện pháp tu từ: Cần nêu rõ tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung, trong việc diễn đạt và thể hiện tư tưởng, tình cảm, tài năng của tác giả (thể hiện khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng thế nào, bộc lộ thái độ, tình cảm nào…).

b. Dạng bài viết đoạn văn nghị luận văn học:

– Cần lập dàn ý ngắn gọn trước khi viết.

– Viết chính xác kiểu đoạn (0.5đ).

– Thực hiện đúng, đầy đủ yêu cầu vận dụng tiếng Việt: Có gạch chân, chú thích rõ ràng ở cuối đoạn, đúng yêu cầu. Cần thực hiện ngay trong những câu đầu đoạn văn, đảm bảo tuyệt đối chính xác. (0.5-1.0đ).

– Trình bày sạch sẽ, không gạch xoá, không bổ sung, đúng chính tả, ngữ pháp (0.5đ).

– Nội dung:

Bám sát yêu cầu của đề bài.

Diễn đạt mạch lạc: nêu ý nhỏ – phân tích dẫn chứng – chốt ý – chuyển ý.

Nghị luận về thơ: phân tích, giảng giải từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, chú ý làm rõ tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung; nhận xét về cảm xúc và tài năng của nhà thơ.

Chú ý dung lượng: 12 câu văn = ¾ trang giấy thi.

c. Dạng câu nghị luận xã hội, cần xác định đúng trọng tâm đề bài yêu cầu; vận dụng linh hoạt dàn ý chung theo yêu cầu của đề bài.

– Nêu rõ ràng, trực tiếp ý kiến, quan điểm của bản thân. Chú ý dạng đề mở: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?

– Luôn ghi nhớ có phần liên hệ bản thân ở cuối đoạn.

Trước giờ "G" thi tuyển sinh lớp 10, cô giáo dặn dò chi tiết những điều cần nhớ khi làm bài môn Ngữ Văn, thí sinh lưu ý để đạt điểm tốt nhất - Ảnh 2.

Cần xác định đúng phạm vi và dung lượng bài làm mà đề bài yêu cầu. Chỉ tập trung bàn luận xoay quanh phạm vi đó. (Ví dụ: đề bài hỏi về ý nghĩa thì không lan man ở các biểu hiện, hay đề bài hỏi về cách làm như thế nào thì tránh bàn luận nhiều về ý nghĩa…).

3. Những điều cần tránh

– Không đọc kĩ đề bài, không gạch chân từ khóa trong đề. Không soát lại bài.

– Bỏ/ không trả lời/ không làm. Ngay cả khi không chắc chắn về câu trả lời, vẫn ghi câu trả lời vào bài theo suy nghĩ của mình.

– Tránh việc trả lời lan man, dài dòng, không đúng trọng tâm, thừa thông tin (ở câu đọc hiểu).

– Tránh trả lời chung chung, sơ sài ở những câu nêu tác dụng, ý nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ…

– Tránh viết tắt, viết ẩu.

– Tránh gạch xóa nhiều. Tránh bổ sung, chêm xen.

– Viết quá dài so với dung lượng đề bài cho phép. (12 câu = ¾ trang giấy thi).

4. Phân chia thời gian làm bài: 90 phút

– Đọc và soát đề: 5 phút đầu.

– Làm các câu đọc hiểu (chiếm khoảng 45% tổng điểm): khoảng 20 phút.

– Làm câu viết đoạn văn nghị luận văn học (chiếm 35% tổng điểm): khoảng 40 phút.

– Làm câu viết đoạn văn nghị luận xã hội (chiếm 20% tổng điểm): khoảng 20 phút.

– Kiểm tra lại bài: 5 phút cuối.

 

Theo Trí thức trẻ

Nên xem

Từ môi trường học tập quốc tế tại UEF đến cơ hội thực tập, làm việc đa quốc gia

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) có thế mạnh về trang bị tiếng Anh, theo đuổi mục tiêu đào tạo sinh viên thành những"công dân toàn cầu" trong bối cảnh hội nhập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *