Thứ Sáu , Tháng Ba 29 2024

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà các bà mẹ đẻ 3, 4 con rồi vẫn thấy ngỡ ngàng

Lần đầu “lên chức”, có lẽ ông bố bà mẹ nào cũng cảm thấy lạ lẫm, lo lắng và bối rối. Bởi có nhiều điểm của con mình sao lại không giống như những đứa trẻ khác. Chẳng hạn như thức ngày cày đêm, hay phân su màu xanh chứ không phải màu vàng… Mới đây, trang Brightside đã liệt kê ra 12 điểm đáng ngạc nhiên nhất về trẻ sơ sinh – những điều mà rất ít người biết về cơ thể của trẻ:

Trẻ sơ sinh không có xương bánh chè

Xương bánh chè – một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối, nằm ở trước đầu dưới xương đùi, che chở mặt trước của khớp gối – rất cứng và dễ bị gãy. Nó có thể bị gãy hoặc gây khó khăn trong quá trình sinh nở.

Đây chính là lý do mà trẻ sơ sinh không có xương bánh chè. Thay vào đó, bé sẽ có sụn mềm dẻo nằm ở khớp gối. Sau này, lớp sụn sẽ cứng lại và trở thành xương bánh chè.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà đảm bảo các bà mẹ đẻ 3, 4 lứa rồi vẫn không thể biết được - Ảnh 2.

Trẻ sơ sinh có nhiều xương hơn người lớn

Cơ thể của trẻ sơ sinh có khoảng 300 chiếc xương khi mới sinh ra. Theo thời gian, những chiếc xương này sẽ hợp nhất, phát triển cùng nhau để tạo thành 206 chiếc xương giống như của người lớn.

Xương của em bé đều được cấu tạo từ sụn. Loại sụn này mềm và dẻo. Khi trẻ lớn dần lên, sụn sẽ dần biến thành xương nhờ sự trợ giúp của canxi. Toàn bộ quá trình này hoàn tất khi trẻ bước sang tuổi 25, sau đó, xương không thể phát triển được nữa.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà đảm bảo các bà mẹ đẻ 3, 4 lứa rồi vẫn không thể biết được - Ảnh 4.

Trẻ mới sinh không có nước mắt

Có khi nào cha mẹ nghi ngờ con mình “khóc giả” không? Vì thấy con gào rõ to mà chẳng có lấy một giọt nước mắt nào.

Thật ra thì dù đã chào đời, nhưng các ống dẫn nước mắt của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, chuyện em bé khóc mà không có nước mắt là chuyện bình thường vì bé không có ống dẫn nước mắt. Hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu rơi nước mắt khi được khoảng 2 tuần tuổi, nhưng cũng có bé mất đến 2 tháng mới biết “khóc thật”.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà đảm bảo các bà mẹ đẻ 3, 4 lứa rồi vẫn không thể biết được - Ảnh 6.

Trẻ sơ sinh có vị giác ở nhiều nơi hơn người lớn

Mặc dù em bé có cùng số lượng cảm biến vị giác giống như người lớn nhưng các cảm biến này lại nằm ở nhiều vị trí khác nhau. Ví dụ như vị giác của trẻ không chỉ nằm trên lưỡi mà còn có trên amidan hoặc mặt sau của cổ họng.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà đảm bảo các bà mẹ đẻ 3, 4 lứa rồi vẫn không thể biết được - Ảnh 8.

Trẻ sơ sinh có xu hướng thích ăn những món mà mẹ đã ăn trong thai kỳ

Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi được bao bọc bởi nước ối và em bé sẽ nuốt một ít nước ối mỗi ngày. Trong khi đó, nước ối lại có mùi vị của thức ăn và đồ uống mà mẹ tiêu thụ. Do đó, từ tuần thứ 21 trở đi, trẻ sẽ nếm được mùi vị của những món mẹ đã ăn, và khi chào đời, con có xu hướng thích ăn những món ăn đó.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà đảm bảo các bà mẹ đẻ 3, 4 lứa rồi vẫn không thể biết được - Ảnh 10.

Trẻ sơ sinh có khả năng nhớ những âm thanh mà mình đã nghe thấy khi ở trong bụng mẹ

Có một nghiên cứu đã cho thấy rằng não bộ của trẻ sơ sinh phản ứng mạnh với những âm thanh quen thuộc mà trẻ đã được nghe từ khi còn ở trong bụng mẹ. Chẳng hạn như âm nhạc, giọng nói của cha mẹ,…

Điều này chứng tỏ các bé có khả năng ghi nhớ những âm thanh đã được nghe khi còn ở trong bụng mẹ cho đến khi được 4 tháng tuổi.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà đảm bảo các bà mẹ đẻ 3, 4 lứa rồi vẫn không thể biết được - Ảnh 12.

Bé gái có thể có một kỳ kinh ngắn

Đã từng có một vài bà mẹ hoảng hốt khi phát hiện con gái mình ra một ít máu ở vùng kín dù chỉ mới chào đời được 2 -3 ngày. Tuy nhiên, theo các bác sĩ điều này là bình thường, các mẹ không cần phải quá lo lắng.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do các hormone mà trẻ đã tiếp xúc trong bụng mẹ giảm dần, và nó sẽ chấm dứt nhanh chóng.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà các bà mẹ đẻ 3, 4 con rồi vẫn thấy ngỡ ngàng - Ảnh 14.

Trẻ sơ sinh có thể bị “chảy sữa”

Đây được xem là trường hợp đặc biệt nên rất hiếm khi xảy ra, nhưng trên thực tế vẫn có một số trẻ sơ sinh tiết ra sữa ở ngực. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng những đứa trẻ có nồng độ hormone prolactin, estradiol và progesterone tăng cao khi mới sinh, nhưng trong 72 giờ kế tiếp, lượng hormone estradiol và progesterone giảm đáng kể. Điều này cho phép hormone prolactin kích thích sản xuất sữa, vì vậy cha mẹ sẽ thấy ngực của con tiết ra sữa nếu trẻ được bú sữa mẹ. Và hiện tượng này sẽ biến mất khi bé được 2 tháng tuổi.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà đảm bảo các bà mẹ đẻ 3, 4 lứa rồi vẫn không thể biết được - Ảnh 16.

Trẻ sơ sinh hắt hơi rất nhiều

Do đường mũi của các em bé nhỏ hơn rất nhiều so với người lớn nên dễ bị tắc nghẽn. Để thông đường thở, trẻ không còn cách nào khác là hắt hơi. Bằng cách này, bé sẽ loại bỏ được chất nhầy, khói, bụi đọng lại trong khoang mũi.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà đảm bảo các bà mẹ đẻ 3, 4 lứa rồi vẫn không thể biết được - Ảnh 18.

Trẻ sơ sinh hay bị nổi mụn

Nguyên nhân của hiện tượng nổi mụn ở trẻ sơ sinh là do các kích thích tố mà bé nhận được từ mẹ khi còn ở trong bụng vẫn đang hoạt động dù trẻ đã chào đời. Các hormone này kích thích tuyến dầu khiến mọc mụn trên da của bé. Ngoài ra do lỗ chân lông trên da trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên mặt của bé dễ dàng trở thành mục tiêu để bụi bẩn len lỏi vào.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà đảm bảo các bà mẹ đẻ 3, 4 lứa rồi vẫn không thể biết được - Ảnh 20.

Một số trẻ sơ sinh có thể có đầu hình dáng lạ

Trong tưởng tượng của mọi người, đầu của trẻ sơ sinh sẽ luôn tròn vo trông rất đáng yêu. Song, thực tế thì có bé đầu tròn, có bé đầu dài, có bé còn bị lõm một bên. Tại sao lại như thế?

Theo các bác sĩ, có 2 nguyên nhân giải thích cho việc đầu của em bé có hình dáng kỳ lạ:

– Một là do trong quá trình chuyển dạ, đầu của các bé sẽ bị “bóp” nhỏ lại để di chuyển qua ống sinh hẹp một cách dễ dàng.

– Hai là hình dạng đầu thay đổi do trẻ nằm ngửa quá nhiều khiến áp lực đè lên phía sau đầu nhiều nên đầu bị bẹp.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà đảm bảo các bà mẹ đẻ 3, 4 lứa rồi vẫn không thể biết được - Ảnh 22.

Trẻ sơ sinh có thể mở mắt khi ngủ

Theo di truyền, nếu cha/mẹ hoặc cả hai ngủ mắt gà thì con sinh ra cũng sẽ ngủ mắt gà – mắt vẫn mở dù đang ngủ.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh có giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) lâu hơn người lớn nên có thể trẻ vẫn sẽ mở mắt khi đang lim dim. Điều này là do hệ thần kinh của bé chưa phát triển hoàn thiện nên dẫn đến việc trẻ sẽ mở to mắt khi đang ngủ.

12 điều lạ kỳ ở trẻ sơ sinh mà đảm bảo các bà mẹ đẻ 3, 4 lứa rồi vẫn không thể biết được - Ảnh 24.

 

Theo Trí thức trẻ

Nên xem

Mẹo xào miến tơi, sợi miến không bị dính vào nhau: Tham khảo để “xử đẹp” đồ thừa ngày Tết

(Tổ Quốc) - Không phải cơm rang, miến xào mới là món ăn "vét tủ lạnh" ngày Tết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *